Đang tải dữ liệu ...
  • CÔNG TY TNHH Thương Mại Dịch Vụ Cơ Điện Lạnh Khôi Nguyên

Ngày: (08-10-2018 - 04:24 PM) - Lượt xem: 5311

Để hệ thống có thể hoạt động tốt và bền, hiệu suất làm việc luôn được tốt nhất thì việc vệ sinh bảo dưỡng Chiller rất quan trọng, nhất là đối với những máy có công suất lớn. Thông thường, máy lạnh dễ bị xảy ra sự cố trong 3 thời kỳ sau: thời kỳ ban đầu khi chạy thử, thời kỳ đã xảy ra các hao mòn chi tiết máy. Nên:

  • Sau 6.000 giờ nên đại tu máy 1 lần, kể cả chạy ít thì một năm nên bảo dưỡng 01 lần.
  • Nếu máy dừng lâu ngày, nên kiểm tra trước khi tiến hành chạy lại.
  • Nên thay dầu 1 năm/lần nếu máy nén chạy 8 giờ/ngày, đối với máy nén chạy 24h/ngày thì 6 tháng nên thay 1 lần. Dầu thì chọn theo yêu cầu tư nhà sản xuất (dựa theo loại máy nén, loại gas lạnh,…).

Chú ý : Nếu công suất Chiller giảm hiệu suất mà bạn cảm thấy rõ rệt hoặc thấy được sự chênh lệch hiệu suất dựa vào sổ tay vận hành, bạn nên ngưng toàn bộ hệ thống để tiến hành kiểm tra nếu không phát hiện lỗi hãy tiến hành vệ sinh máy.

 

QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG VỆ SINH CHILLER

 

Trước khi vệ sinh bảo trì hệ thống máy lạnh chiller ta phải kiểm tra toàn bộ các thông số kỹ thuật sau 

  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy như:
  • Kiểm tra hiệu điện thế của nguồn điện.
  • Kiểm tra hoạt động của các máy bơm nước (đúng chiều chạy).
  • Kiểm tra hoạt động quạt của tháp giải nhiệt (đúng chiều chạy).
  • Kiểm tra nước nguồn cấp.
  • Kiểm tra các van nước lạnh (ở trạng thái mở).
  • Kiểm tra cường độ dòng điện (theo định mức).

 

1. Đối với dàn lạnh (AHU, FCU):

 

Bạn vẫn hay bị nhầm lẫn giữa AHU và FCU ? 

 

  • Tháo lưới lọc bụi từ miệng gió hồi hoặc ở phía sau dàn lạnh.
  • Dùng máy bơm áp lực xịt rửa dàn lạnh, thông ống thoát nước.
  • Kiểm tra hoạt động của quạt, cân chỉnh lại dây coroa (nếu có).
  • Tháo và vệ sinh lưới lọc của van (van thường nằm ở trước đường ống đẩy nước lạnh và trước dàn lạnh).
  • Lau chùi các miệng gió, hồi bằng khăn sạch. 
  •  Sau đó lắp ráp lại những phần đã tháo dỡ. Hoàn tất việc bảo trì.

 

2. Đối với bầu lạnh:

 

+ Ống tản nhiệt đi theo hình xoắn ốc:

  • Cô lập bầu lạnh với hệ thống bằng các khóa van chặn nước từ hai ống nước lạnh vào bầu lạnh.
  •  Dùng máy bơm chuyên dụng để vệ sinh (không cần máy bơm áp lực).
  • Cho máy bơm chạy ngược ,chạy xuôi chiều và sử dụng hóa chất chuyên dụng để làm sạch thiết bị.

+ Ống tản nhiệt đi theo đường thẳng song song:

  •  Ta tiến hành tháo hai đầu mặt bích bảo trì như bầu nóng.
  • Đối với dàn nóng giải nhiệt bằng gió:
  • Tháo gỡ vỏ máy.
  • Dùng máy bơm áp lực xịt dàn (sử dụng hóa chất chuyên dùng khi cần thiết). Lưu ý trước khi xịt dàn phải chỉnh áp lực của máy bơm để tránh làm xếp lại những lá nhôm tản nhiệt của dàn nóng (gây ra giải nhiệt kém).
  • Kiểm tra lại sự hoạt động của các motor quạt, bạc đạn của quạt 

 

3. Đối với bầu nóng:

 

  •  Khóa van chặn nước từ hai ống nước lạnh.
  •  Mở lưới lọc vệ sinh (lưới bằng inox hoặc hợp kim không rỉ) có hình giống chữ Y.
  • Dùng khoá chuyên dùng hoặc mỏ lết mở mặt bích của bầu ngưng.
  •  Dùng chổi cước chuyên dùng (phù hợp với kích cỡ của ống trong bầu) đẩy đi đẩy lại nhiều lần cho sạch. Sau đó dùng bơm nước áp lực xịt nhiều lần cho đến khi nào hết những chất dơ bẩn, hay phèn trong ống. Động tác này phải thực hiện ít nhất 3 lần/ống.

Chiller giải nhiệt gó và Chiller giải nhiệt nước ? Thiết bị nào tốt hơn ?

 

4. Đối với tháp giải nhiệt:

 

  • Kiểm tra vệ sinh đầu chia nước (các ống chia nước).
  • Kiểm tra hoạt động của bộ chia nước (chiều quay cũng như tốc độ quay).
  • Kiểm tra vệ sinh van cấp nước tự động có hoạt động tốt hay không. 
  • Vệ sinh van xả tràn.
  • Kiểm tra motor bơm nước. 

 

Tháp giải nhiệt Chiller, thap giai nhiet chiller